» NGỮ ÂM TRONG TIẾNG NHẬT

Ngoài Nihon bạn còn biết cách gọi khác của Nhật Bản là Nippon không???

I. Ngữ âm trong tiếng Nhật:

1. Cách đọc:
A. TRƯỜNG ÂM (ちょうおん : 長音): trong tiếng Nhật, có 1 số trường hợp, các chữ không chỉ đọc như nó sẵn có mà đọc kéo dài ra nhờ kết hợp với các chữ khác. Khi đó nghĩa của nó cũng khác đi ,các bạn nên chú ý.
おばさん obasan : cô, bác

+ おばあさん obaasan : bà, bà cụ

おじさん ojisan : chú, bác

おじいさん ojiisan : ông,ông cụ

ゆき yuki : tuyết

ゆうき yuuki: dũng khí

 e: bức tranh ええee: vâng, dạ (dùng trong văn nói)

とる toru : chụp hình

とおる tooru : chạy (tàu, xe)

ここ koko: ở đây

こうこう kookoo: hiếu thảo

へや heya: căn phòng

へいや heiya: đồng bằng
*Đặc biệt trong katakana khi muốn đọc trường âm thì ta biểu thị bằng dấu “ –“
Ví dụ :
カード
 kaado:card
タクシー 
takushii : taxi
スーパー
 suupaa: supermarketting
テープ
 teepu : băng casset
ノート
 noote: cuốn tập,cuốn vở

B. ÂM NỐI
Đây là các cách đọc của từ ん un, cách đọc từ này chủ yếu giống như chữ N trong tiếng Việt, còn 1 số trường hợp khác hiếm hoi đọc là M;P;B.

C. KHUẤT ÂM: 

Trong tiếng Nhật,có 1 số trường hợp bạn thấy rằng chữ つ tsu bị viết nhỏ っ chứ không viết lớn như bình thường. Khi đó bạn đọc giống như chữ T trong tiếng Việt.Ví dụ : にっき nikki : nhật kí ; きって kitte : con tem…

D. ẢO ÂM : Cũng tương tự như trường hợp chữ っ stu bị viết nhỏ,các từ ya yu yo trong hiragana và các nguyên âm a i u e o trong katakana cũng thường bị viết nhỏ.Nó làm biến đổi cách phát âm của từ đi trước nó,người ta gọi là ảo âm.
Ví dụ: ひゃく hyaku : một trăm; ソファ sofa : ghế sofa…

E. TRỌNG ÂM : vì có rất nhiều từ đồng âm nên tiếng Nhật cũng có cách nhấn giọng khá là đa dạng,cái này thì phải tự học từ mới ,luyện nhiều thì các bạn mới rành được,thuộc về kinh nghiệm rồi.

Lấy ví dụ là từ hashi はし橋: cây cầu ,đọc là há sì (nhấn âm 2) còn khi はし箸: đôi đũa thì đọc là hà sí( nhấm âm đầu). Lưu ý là cái này còn tùy thuộc vào vùng nữa,ở tokyo thì khác còn ở osaka thì lại khác.

F. NGỮ ĐIỆU TRONG CÂU VĂN: cũng giống như tiếng Việt, trong câu khẳng định thì giọng đọc đều đều, câu hỏi thì cuối câu lên giọng. Còn câu biểu lộ sự đồng tình, cảm thán thì hạ giọng cuối câu.